Home / Unix

Unix


Bước đầu phát triển
Tháng 8-1969, Ken Thompson, một lập trình viên của AT&T Bell Labs viết phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Unix bằng ngôn ngữ assembly chạy trên máy PDP-7.
Thompson và bạn đồng nghiệp là Dennis Ritchie đều đang nhàn rỗi vì dự án Multics của Bell Labs đang gặp sự cố.
Sau khi đấu tranh với một số ý tưởng cho hệ thống mới, Thompson đã viết phiên bản đầu tiên của Unix, phiên bản mà họ tiếp tục phát triển trong một vài năm, tiếp sau đó họ có một số sự trợ giúp đến từ các đồng nghiệp khác như Doug McIlroy, Joe Ossanna và Rudd Canaday. Một số nguyên lý của Multics đã được đưa sang hệ điều hành mới.
Unix trở thành một nền móng cho CNTT, được phát triển rộng rãi để chạy các máy chủ và máy trạm trong các trường đại học, các công ty và các tổ chức thuộc nhà nước. Năm 1983, ACM đã trao tặng cho Thompson và Ritchie giải thưởng A.M. Turing Award, giải thưởng hàng đầu của tạp chí này cho việc trợ giúp cho CNTT: “Mô hình của hệ điều hành Unix đã hướng một thế hệ các nhà thiết kế phần mềm theo những suy nghĩ mới về việc lập trình”.
Năm 1971, Unix được chuyển sang một PDP-11 minicomputer, một máy tính với nền tảng mạnh hơn so với chiếc PDP-7, máy tính ban đầu nó được viết. Khi đó Unix đã được bổ sung thêm các chương trình soạn thảo văn bản, định dạng văn bản và bắt đầu được sử dụng bởi một số nhân viên đánh máy trong phòng Patent của Bell Labs, đây là những người dùng đầu tiên của hệ điều hành mới này ngoài nhóm phát triển.
Vào năm 1972, Ritchie đã viết ngôn ngữ lập trình bậc cao C (dựa trên ngôn ngữ B trước đó của Thompson); sau đó Thompson lại viết lại Unix bằng C, ngôn ngữ giúp tăng khả năng linh động của hệ điều hành trên các môi trường tính toán. Cùng với cách đó, nó đã được đổi tên thành Unics (Uniplexed Information and Computing Service), tuy nhiên ngay sao đó lại được sửa lại thành Unix.
Thời điểm để phổ biến Unix khắp thế giới đã đến. Bài báo của Ritchie và Thompson trên tờ CACM mang tiêu đề “The UNIX Time-Sharing System,” đã tạo nên một làm sóng trong nền CNTT toàn thế giới lúc bấy giờ.
Thiên đường của hacker
Thompson và Ritchie là những hacker rất giỏi, thuật ngữ đó ám chỉ đến những người biết kết hợp óc sáng tạo của mình với kiến thức lập trình máy tính và sức lao động để giải quyết các vấn đề phần mềm.
Phương pháp của họ và mã mà họ viết, đã hấp dẫn được các lập trình viên tại các trường đại học và sau đó là ở các công ty như IBM, Hewlett-Packard hoặc Microsoft. Unix là tất cả những gì mà họ cũng như các hacker khác như Bill Joy tại Đại học California, Rick Rashid tại Đại học Carnegie Mellon và David Korn ở Bell Labs mong muốn.
Ưu điểm chính của Unix được một số người cho là tính năng “pipe” của nó. Được giới thiệu năm 1973, tính năng này làm cho nó có thể dễ dàng pass (chuyển) đầu ra của một chương trình  này sang một chương trình khác. Khái niệm pipeline được phát minh bởi McIlroy của Bell Labs, sau đó được sử dụng trong nhiều hệ điều hành khác, gồm có các biến thể của Unix, Linux, DOS và Windows.
Unix đã được phát triển với tư cách là một hệ thống mã nguồn mở. Tuy nhiên vào năm 1956, AT&T đã nhận một chỉ thị từ liên bang, chuyển hoạt động sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại. Mặc dù có thể phát triển phần mềm và thậm chí đăng ký để đánh mức phí nhưng công ty đã gặp trở ngại trong việc kinh doanh máy tính.
Chính vì vậy mà Unix đã được phát triển mà không hề nhận được sự khích lệ từ phía ban lãnh đạo, ban đầu chỉ được coi như một vấn đề mang tính tò mò và chỉ gây phiền toái về tính pháp lý.
Tuy nhiên sau đó vào cuối những năm 1970, AT&T đã nhận ra Unix có một tầm quan trọng trong vấn đề thương mại ở một góc độ nào đó. Các luật sư của hãng bắt đầu nhảy vào cuộc và họ đã tìm mọi cách để bảo vệ Unix như một bí quyết thương mại. Bắt đầu năm 1979, với phát hành phiên bản 7, các đăng ký của Unix đã không cho sinh viên các trường đại học sử dụng mã nguồn của nó cho việc nghiên cứu.
Điều này không gây ảnh hưởng nhiều, một giáo sư về khoa học máy tính Andrew Tanenbaum đã nói vậy, ông cũng đã sử dụng Unix V6 tại một trường đại học ở Amsterdam. Năm 1978, ông đã viết một bản Unix “nhái” để sử dụng trong lớp học của mình, tạo một hệ điều hành Minix mã nguồn mở để chạy trên các máy tính Intel 80286. Minix trở thành điểm khởi đầu cho việc phát triển Linux sau này.
Quay trở lại một thập kỷ trước đây, Bill Joy, một sinh viên tốt nghiệp và là một lập trình viên tại đại học California ở Berkeley trong những năm 70, đã nghiên cứu một bản sao của Unix từ Bell Labs và ông đã thấy đây chính là một nền tảng tốt cho công việc của chính mình trên trình biên dịch Pascal và bộ soạn thảo văn bản.
Những thay đổi và những mở rộng mà ông ta và những thành viên khác tại Berkeley đã thực hiện đã cho ra đời một nhánh thứ hai của Unix mang tên Berkeley Software Distribution (BSD) Unix. Tháng 3 năm 1978, Joy đã bán đi các bản BSD  này với giá 50$ mỗi bản sao.
Chính vì vậy tính đến năm 1980 đã có hai dòng Unix chủ yếu, một từ Berkeley và một từ AT&T, giai đoạn này được biết đến với những gì mà sau này gọi là cuộc chiến Unix. Tuy nhiên vấn đề ở đây là các chuyên gia phát triển phần mềm ở bất kỳ nơi đâu cũng đều có thể nhận được mã nguồn của Unix và có thể biến đổi nó sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Năm 1982, Joy một người đã sáng lập ra Sun Microsystems và cung cấp máy trạm Sun-1, đang chạy phiên bản BSD mang tên SunOS. (Solaris đã xuất hiện khoảng một thập kỷ sau đó). Một năm sau đó, AT&T đã phát hành phiên bản thứ hai của Unix System V.
Unix, một hệ điều hành được viết cách đây nhiều thập kỷ tạo AT&T Bell Labs. Các phiên bản chính của Unix ngày nay phân thành hai nhánh lớn: Một nhánh bắt nguồn trực tiếp từ AT&T và một nhánh từ AT&T thông qua Đại học California tại Berkeley. Các nhánh chính ngày nay là AIX từ IBM, HP-UX từ HP và Solaris từ Sun (nay thuộc Oracle).
Nhánh Unix gồm có các hệ điều hành chẳng hạn như Mac OS X Leopard (hệ điều hành có nguồn gốc từ BSD Unix) và z/OS của IBM (có nguồn gốc từ hệ điều hành mainframe MVS). Ý tưởng cơ bản ở đây rất đơn giản, là Unix nếu nó hoạt động như Unix chứ không cần quan tâm đến mã nằm bên trong của nó.



     RSS of this page